Đại đa số người Ý theo Công giáo (khoảng 96%), với Tòa thánh Vatican nằm trong lòng thủ đô Roma. Ngoài ra còn tồn tại nhiều nhóm Thiên Chúa giáo khác, trong đó đông nhất là Chứng nhân Jehovah với 400.000 tín đồ. Những năm gần đây với làn sóng dân nhập cư từ các nước khác, số lượng người Hồi giáo cũng gia tăng, chiếm 1,7% dân số với 987.751 người. Ở Ý cũng còn 30.000 người Do Thái.
Giáo hội Công giáo Rôma là giáo hội Kitô giáo lớn nhất, với hơn một tỉ tín đồ. Giáo hội này tuyên bố họ là giáo hội Kitô giáo nguyên thuỷ về mặt tổ chức và giáo lí, được sáng lập bởi Chúa Giêsu, Thánh Phêrô và các Tông đồ còn lại, và tuyên bố có tính tông truyền liên tục với sự truyền chức thông qua việc đặt tay. Đây là thể chế hoạt động liên tục trong dòng lịch sử và lâu đời nhất đang tồn tại trên thế giới. Giáo Hội luôn được thế giới (cộng đồng quốc tế) công nhận với quyền bính cao nhất trong Giáo Hội thuộc về Giáo Hoàng và các Giám Mục cũng được chia sẻ quyền bính, cùng hợp thành Giáo Hội Công Giáo Rôma (La Mã) mang 4 đặc tính: 1. Thánh thiện, 2. Duy nhất, 3. Công giáo và 4. Tông truyền.
Những ngườii theo tôn giáo này thuờng dùng chữ Giáo hội Công Giáo nhưng chữ này có thể có nhiều nghĩa khác vì một số giáo hội Kitô giáo khác cũng tự xem họ là Công giáo.
Giám mục của giáo phận Rôma được xem là Giáo hoàng, người tiếp nối trực tiếp chức vị của Thánh Phêrô và có quyền hạn cao nhất trong giáo hội. Giáo hoàng sống tại Vatican, một nhà nước độc lập nằm bên trong thành phố Rôma.
Các nghi lễ trong giáo hội này gồm có nghi lễ La Tinh – là nghi lễ phổ thông nhất – và các nghi lễ Đông phương (thuộc các truyền thống Alexandria, Antiochia, Armenia, Chaldaea hay Tây Syria, Constantinope hay Byzantine).
Tòa Thánh (Latin: Sancta Sedes; tiếng Anh: Holy See) dùng để chỉ địa phận La Mã nơi Đức Giáo Hoàng cai quản với tư cách giám mục. Theo giáo luật Công Giáo La Mã, danh từ Tòa Thánh and Điện Tông Tòa dùng để chỉ chung cho Đức Giáo Hoàng (Roman Pontiff) và Giáo Triều (Roman Curia). Chính vì lý do này Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều La Mã thực sự là giáo quyền cai quản giáo hội Công Giáo Hoàn Vũ.
Mặc dù Tòa Thánh có mối liên hệ rất gần với quốc gia Vatican, một quốc gia có chủ quyền dưới quyền cai trị của Tòa Thánh, đây là hai thực thể riêng biệt khác nhau.
Tòa Thánh không chấm dứt với một triều đại Giáo Hoàng. Khi một Giáo Hoàng băng hà hay từ chức, tất cả các vị tổng trưởng các bộ trong Giáo Triều đồng thời chấm dứt nhiệm vụ, cũng như tất cả các Hồng Y, Giám Mục trong Giáo Triều Rôma, các vị Giám Mục cai quản các Giáo phận địa phương trên hoàn cầu cũng đồng loạt không còn là Giám Mục chánh tòa nữa cho đến khi có lại Giáo Hoàng mới. Trong thời gian trống tông tòa (sede vacante), từ lúc Giáo Hoàng băng hà cho đến lúc bầu được vị Giáo Hoàng kế vị, Hồng Y Đoàn (College of Cardinals) sẽ cai quản Tòa Thánh và Giáo Hội Hoàn Vũ. Vị Hồng Y Nhiếp Chính (Cardinal Camerlengo) tạm thời điều hành các tài sản và vấn đề tài chánh trong thời gian này. Giáo luật cũng ngăn cấm Hồng Y Đoàn và Hồng Y Nhiếp Chính ban hành những luật lệ mới trong thời gian trống tòa. Ngoài ra, trong thời gian trống tông tòa, vị Hồng Y Chánh Án Tòa Ân Giải Tối Cao vẫn tiếp tục công việc, không buộc từ nhiệm.
Phong tục tập quán- Một thoáng nước Ý
Mỗi chúng ta đều đã có lần biết về nước Ý, về Rome, về thời kỳ cổ đại La-mã … qua những giờ học trên nhà trường, qua những sách văn học hay những bộ phim. Rất tiếc, phần lớn những hiểu biết ấy chỉ là những mảng rời rạc hay không đầy đủ về một đất nước với một chiều dài lịch sử và một nền văn hoá đồ sộ, cổ kính và lâu đời “có một không hai”.
Thán phục về cái đẹp cổ kính của Roma và bản sắc độc đáo của người dân Roma, tôi đã có tham vọng viết lên bài viết này trong cái hy vọng truyền tải đến người đọc một cái nhìn mới và đầy đủ hơn về đất nước và con người Ý nói chung, cũng như Roma nói riêng, dưới nhiều góc độ khác nhau.
Sự nhộn nhịp đa dạng, một lối sống của vùng Địa trung hải và sự độc đáo và hấp dẫn của những bảo tàng viện. Tất cả những cái này và nhiều cái vẻ đẹp khác, bạn có thể tìm thây tại Rom – một trung tâm của thời kỳ cổ đại.
Một thanh niên Rom đẹp trai trong chiếc áo sơ mi nhẹ và mỏng, thanh lịch và phong nhã, với cổ áo trắng, bạn có thể nhìn thấy trong cái hỗn loạn của giao thông, trong cái hỗn loạn của thành phố … hay nghe thấy những tiếng nổ lẹt đẹt của các chiếc xe máy, những tiếng lạch bạch của động cơ diesel những chiếc xe bus màu cam cũ kỹ. Tất cả mọi người chạy xe cùng lúc và cái quãng trường kia như tắc nghẽn lại. Nếu bạn ghé nhà ga trung tâm Termini vào lúc xế chiều, bạn có thể nghe thây những tiếng ríu rít của hàng ngàn chú chim sẻ tụ về để ngủ đêm trên những cành cây tại sân ga …
Trong cái chaos của giao thông, cuối cùng bạn cũng tìm thấy cho mình một chỗ ngồi tại một quảng trường thật đẹp nào đó. Nguời bồi bàn, với những bước đi điêu luyện và chuyên nghiệp, sẽ đem đến mời bạn một ly Cappuccino thật thơm ngon mà không đâu bạn có thể tìm thấy được, bởi cái vị của nó, cũng như cái quang cảnh quanh bạn.
Trong những năm qua, nhiều công trình kiến trúc và văn hoá tại Rom đã đuợc sửa chữa và trùng tu. Rom giờ đây thật là đẹp! Nếu ai trong chúng ta muốn khám phá nó, hãy đi đến các quảng trường, tiếng Ý gọi là Piazza, như Navoda hay một quảng trường đó. Quảng trường chính là cuộc sống với chợ búa, nơi tán gẫu, nơi biểu tình, nơi cầu nguyện, chỗ hành hình …
Tại Rom, mỗi người tự tìm lấy cho mình một chỗ phù hợp cho riêng mình. Cha đạo thích sống và ngự trị trên quảng trường Petersdom, thì một trong nhiều điểm gặp đuợc nhiều người yêu thích là quảng trường Navona: trải dài nhưng khép kín, đầy sức sống, nhiều vẻ, và rất mật thiết. Bạn có thể gặp đây đó những đấu trường cỗ. Nơi bạn ngày nay ngồi chơi, thì ngày xưa là nơi ngựa phi, nơi các Gladiator đấu nhau … theo mô hình cổ đại. Trên đường phố, bạn có thể bắt gặp những chiếc xe Carabinieri, thường là một chàng thanh niên và một cô gái thật đẹp lượn qua mặt bạn, hay những chiếc xe ngựa … Bạn có thể đến Campo de Fiori- một chợ ăn muôn vẻ của Rom. Tại đây cũng có hoa, nhưng nhiều nhất vẫn là mùi cá và các đồ biển. Vào ban đêm đây là nơi của vô số nhà hàng. Trên quảng trường della Rotonda trước Pantheon là nơi gặp gỡ của các siêu sao, những nhà chính trị gia, hay VIPs trong những bộ đồ sang trọng, thì các học sinh và sinh viên, trên những chiếc xe Vespa hay xe gắn máy, tìm đến những quán ăn vừa túi tiền tại những tượng đài phun nước tại Pantheon, với một cái nhìn ra xa thật đẹp.
Những chỗ nhỏ bé khác cũng không kém phần thú vị, như Trans Tiberim. Tại Trastevere, bạn có thể tìm thấy những góc lẻ loi, nhưng ấm cúm, những con mèo hoang sống nhờ vào những đống rác Siesta, hay những người già ngồi trò chuyện …
Đằng sau Pantheon, giữa quảng trường dei Caprettari và di Menerva, là những showrooms cho thời trang. Kẻ có tiền hay thanh niên ít tiền đều tìm đuợc cho mình một mẫu thời trang phù hợp vừa túi tiền tại Via del Corso- một thiên đường về quần áo- nơi mà mọi người đều có thể mua được tất cả: áo da, jeans,, skates … Vào đây là tốn tiền! Nhưng ở Rom bạn coi chừng bị móc túi, cũng là cách hết tiền. Bạn hãy cầm ví tiền thật kỹ và chắc, nếu đi bus 64 là tuyến bus mà những kẻ móc túi thích nhất, chạy đến toà thánh Va-ti-căng.
Rom với ba ngàn năm lịch sử: Colosseo, Moses, những đài phun nước, những tượng bán thân … Đến Rom không chỉ có dân du lịch. Dân số ở đây cũng tăng nhanh từ năm 1870 với 250.000 dân, nay đã là 3 triệu. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, trên khoảng 2 triệu dân Ý từ miền Nam kéo về đây để làm ăn sinh sống: thuê bãi đậu xe, chạy bàn, lao công, quét dọn … Từ những năm 70, thì ngành xây dựng phát triển rầm rộ. Những khu mới, những đường dành cho người đi bộ được xây dựng. Mặc dù vậy, người dân Rom, với gốc Rom, vẫn làm bạn hài lòng như cuộc sống tại thành phố này trước đây 30 năm: muôn màu muôn vẻ và rất trữ tình như trong những bộ phim của Fellini hay Pasolin.
Thật không ngờ, Ý là nước rất thích có trẻ em so với các nước công nhiệp khác trên thế giới, những tỉ lệ sinh vẫn thấp vì thiếu cơ sở hạ tầng ví dụ tiền trẻ em, tiền cho vay có ưu đãi, giảm thuế …
Một đặc trưng khác là bóng đá. Người Ý yêu bóng đá lúc còn trong bụng mẹ, vì cha và mẹ đều yêu bóng đá. Nếu con đổi đội bóng khác cha, thì có thể bị cha từ không chấp nhận là con nữa.
Giữa quảng trường Venezia, Kapitol, Tiber và Via Arenula là khu người Do thái. Ngày nay khoảng 500 gia đình Do thái sinh sống tại đây, vùng Getto, bằng nghề mua bán. Getto gắn liền một lịch sử đáng buồn. Vào thời cổ đại, người Do thái được tự do tính ngưỡng. Sang thời trung đại, ở khắp châu Âu, họ bị săn đuổi và kỳ thị. Mãi đến năm 1870, sau khi thể chế nhà thợ không còn, thì bức tường bao quanh Getto mới được sang bằng. Cũng như năm 1943, trong thời kỳ Đức quốc xã chiếm đóng, thì 2000 người Do thái bị dồn về trại tập trung và bị giết chết. Sự kiện này bạn có thể xem thấy trong bộ phim “The life is beautiful” của đạo diễn Roberto Benigni được giải Oscar cách đây vài năm.
Người Ý cũng rất yêu xe hơi. Người Ý nào cũng thích mang theo trong mình một cái đài radio để theo dõi bóng đá.
Đằng sau mỗi một con người Ý, dù là nhà chính trị gia, thẩm phán hay một anh tài xế taxi, một tay Mafia … thì luôn là hình ảnh bà mẹ, mà tôi đã nhất đến như bà mẹ Việt Nam. Nếu tôi cãi lộn với vợ, hay đồ ăn vợ nấu dở, thì tôi về nhà má ăn cơm. “Mối quan hệ mẫu tử là mối quan hệ tình yêu gắn bó suốt đời”.
Goethe đã có lần cho rằng “Không có tình yêu thì thế giới này không còn gì thế giới, và Rom không phải là Rom!”. Còn người Ý thì tự cho rằng nước họ là “một nước đẹp nhất” (bel paese). Không một dân tộc nào trên thế giới dám tự hào cho rằng mình đang sống trong một đất nước đẹp nhất thế giới như người dân Ý. Cái vẻ đẹp của ánh sáng và mặt trời, cái nóng nhẹ nhàng trải dài từ bên kia dãi Alpen, qua những thành phố cổ kính, qua những rặng cây ô liu và những cánh rừng nhỏ … Đó là một nền văn hoá cổ đại, những tượng đài, sự kiêu hãnh, một dân tộc với một quá khứ phát triển văn minh cao độ …