Những sự cạnh tranh khốc liệt giữa các gia đình, dòng tộc để tồn tại, những món tài sản thừa kế khổng lồ, những vụ scandal đầy tai tiếng cùng các âm mưu đầy bí ẩn giữa nội bộ trong gia đình hay giữa các tập đoàn nhằm thực hiện các toan tính của mình để có được những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới hiện nay.
Vào năm 1913, Mario Prada bắt đầu bước vào lĩnh vực kinh doanh thời trang quần tắm của đàn ông, vali xách tay theo đơn đặt hàng của các nhà tỷ phú, tầng lớp thượng lưu dùng khi du lịch hay các thương vụ làm ăn. Ông điều hành công việc kinh doanh rất thành công từ năm 1913 cho tới năm 1950 thì trao lại cho con gái của mình là Luisa. Luisa tiếp quản công ty của cha mình để lại từ năm 1950 cho tới năm 1970, trong thời gian này cô đã làm rất tốt việc giữ gìn và phát triển thương hiệu của gia đình. Năm 1970 khi Luisa đã muốn nghỉ ngơi – sự nghiệp thời trang một lần nữa lại được trao lại cho cô con gái mình là Miuccia tiếp quản. Ở vào tuổi 28, Miuccia đang là một chính trị gia hoạt động trong lĩnh vực vận động tranh cử cho các cuộc bầu cử của những ứng cử viên. Lúc này cô phải đứng trước hai sự lựa chọn. Một là theo đuổi sự nghiệp chính trị, hai là nhận công việc mà mẹ cô cùng gia đình trao cho. Cuối cùng cô quyết định chọn lĩnh vực thời trang của gia đình và toàn tâm toàn ý vào công việc.
Ở Italy, người ta ngưỡng mộ thương hiệu thời trang Miuccia Prada, ngưỡng mộ các tên tuổi lớn chuyên thiết kế sản xuất hàng xa xỉ dành cho giới thượng lưu hay làm theo sự đặt hàng của các ngôi sao, các chính trị gia, hay thương gia nổi tiếng. Miuccia Prada làm rất tốt công việc quản lý hãng thời trang của gia đình mình và cô xứng đáng là người kế vị xuất sắc sự nghiệp của cha ông mình để lại.
Dòng họ thời trang nhà Guccio Gucci được bắt đầu thành lập vào năm 1906 tại một cửa hàng ở thành phố Florence trong sự cạnh tranh gay gắt về thị trường và thương hiệu thời trang giữa các dòng tộc tại Italy lúc bấy giờ.
Guccio Gucci hoạt động trong lĩnh vực thời trang một thời gian khá dài và đã khẳng định tên tuổi – thương hiệu của mình cho đến năm 1953 thì ông mất. Lúc này công việc kinh doanh được trao lại cho con trai của ông là Aldo, Ugo, Vasco và Rodoffo. Các con ông tiếp quản công việc của cha mình từ năm 1953 đến năm 1993 thì trao lại cho cháu nội của Gucci là Maurizio làm chủ tịch tập đoàn Gucci. Đây cũng là thời điểm Maurizio cho ra mắt sản phẩm giày da đế mềm mang thương hiệu Gucci. Một sản phẩm mới của Gucci mà trước đây cha ông chưa từng làm. Các mẫu giày của ông có kiểu dáng thanh lịch được sản xuất rất công phu giành cho giới thượng lưu. Công việc kinh doanh của ông đang được ông điều hành rất tốt thì vào năm 1995 ông bị bắn chết bởi chính người vợ của mình là Patrizia vì lòng ghen tuông và muốn độc giữ đặc quyền đặc lợi của mình nên đã thuê tay súng chuyên nghiệp Benedetto Ceraulo với giá 44.000 USD để giết hại chồng mình. Ngay sau khi Maurizio vừa nằm xuống, Patrizia đã vội vàng đưa đơn ra tòa đòi hết quyền lợi được hưởng của mình từ gia tài khổng lồ mà Maurizio để lại và đòi sở hữu luôn cả thương hiệu Gucci. Điều không mấy ngạc nhiên là như chúng ta thấy tập đoàn Gucci ngày nay không còn được sở hữu bởi dòng họ nhà Gucci mà là một tập đoàn kinh tế được sở hữu bởi các thành viên độc lập kết hợp lại với nhau.
Gia đình nhà Versace gặp hoàn cảnh đau thương như nhà Gucci. Vào năm 1997, Gianni là người sở hữu tập đoàn và thương hiệu Versace, đã bị giết hại. Tài sản của ông đã được trao lại cho cháu gái của mình là Allegra. Ngày nay, trong tập đoàn Versace tầng lớp hoàng gia sở hữu khoảng 45% cổ phần lên tới hàng tỷ USD. Hiện nay người sở hữu và điều hành chính là của Versace là Allegra. Trong thời gian tới khi Allegra đã nhiều tuổi và muốn nghỉ ngơi thì gia đình thời trang Versace sẽ lại được chuyển giao cho thế hệ tiếp theo của dòng họ.
Rossella Tarabini đã làm việc với mẹ mình là Anna Molinari từ hai năm trước khi cô đảm nhiệm vai trò thiết kế chính của hãng. Anna Molinari nhường công việc thiết kế lại cho cô con gái của mình và tập trung tâm sức vào dây chuyền sản xuất Blumarine. Mặc dù không còn trực tiếp thiết kế của hãng nữa nhưng Anna vẫn đứng sau hậu trường làm cố vấn cho cô con gái mỗi khi cô tổ chức các buổi trình diễn thời trang hàng tuần tại Milan. Rossella thừa nhận rằng được làm thời trang trong một gia đình có truyền thống lâu đời trong ngành sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi trong công việc. Bên cạnh sự giúp đỡ về chuyên môn của mẹ, cô còn được nhận sự hậu thuẫn, ủng hộ nhiệt tình từ cha mình. Cô nói “Tôi cảm thấy rất tự hào về công việc và truyền thống của gia đình mình”.
Angele Missoni cũng được tiếp quản công việc kinh doanh thời trang từ mẹ mình và đến khi đã có tuổi bà muốn nghỉ ngơi, lúc này công việc thiết kế – kinh doanh thời trang lại như trái đất xoay tròn. Công việc của Angele Missoni được trao lại cho người con trai của bà cùng những người đã từng cùng mẹ mình chung vai giúp sức tạo dựng thương hiệu cũng như công việc kinh doanh của hãng Missoni có được thành công như ngày hôm nay. Khi đã nghỉ ngơi Angele Missoni giao hết công việc lại cho con của bà. Bà tâm sự: “Hiện nay, đối với tôi khi đã nghỉ ngơi thì dường như công việc trông trẻ còn thích hơn cả những cuộc trình diễn thời trang”.
Cô cháu gái của Ottavio và Rosita Missoni – Margherita khi chỉ mới 17 tuổi, cô đã tự lập công ty riêng của mình trước khi tiếp nhận sự thừa kế thương hiệu Missoni và gia sản của gia đình để lại sau khi cha mẹ cô nghỉ ngơi. Còn rất ít tuổi nhưng sống trong gia đình có truyền thống trong ngành nên Margherita đã điều hành công việc kinh doanh rất tốt cùng các cộng sự đều là người trong gia đình dòng họ Missoni của mình.