Tiếng Ý (italiano) là một ngôn ngữ thuộc nhóm Rôman của hệ Ấn-Âu và được dùng bởi khoảng 70 triệu người, đa số sinh sống tại Ý. Giọng Ý được xem như chuẩn hiện nay là giọng của vùng Toscana (tiếng Anh: Tuscany, tiếng Pháp: Toscane), nhất là giọng của những người sống tại thành phố Firenze (còn được gọi là Florence).
Trên bán đảo Ý và các đảo phụ cận, nó được xem như đứng trung gian giữa các tiếng miển nam (thuộc nhánh phía Nam của nhóm Rôman) và các tiếng miền bắc (thuộc nhóm ngôn ngữ Gaul-Rôman, một phân nhóm của nhóm Rôman). Trong nhóm Rôman, nó là tiếng gần tiếng Latinh nhất và, giống như các ngôn ngữ khác trong nhóm, dùng rất nhiều trọng âm (stress) trong lối phát âm.
Tiếng Ý (Italiano)
Được nói tại: Ý, Thụy Sĩ, Vatican
Vùng: Nam Âu Châu, Bắc Mỹ
Số người nói như tiếng mẹ đẻ: 70 triệu
Tổng số người nói: 70 triệu
Xếp hạng: 11
Hệ ngôn ngữ: Hệ Ấn-Âu,Nhóm gốc Ý,Nhóm Rôman,Nhóm Ý-Tây,Nhánh Ý-Dalmatia,Tiếng Ý
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại: Ý, Thụy Sĩ, San Marino, Vatican và vài quốc gia khác
Điều hành bởi: Viện Hàn Lâm Ý (Accademia della Crusca)
Lịch sử
Sự biến hóa từ tiếng Latinh sang tiếng Ý hiện đại là một quá trình tương đối phức tạp vì có rất nhiều ngôn ngữ đã được dùng tại bán đảo Ý trước, và trong khi, Đế quốc La Mã hình thành. Tuy tiếng Latinh cổ điển đã được dùng như một loại tiếng chính thức, dân tại các vùng khác nhau của đế quốc này tiếp tục dùng các thứ tiếng địa phương của họ. Khi cần, họ dùng một loại tiếng Latinh đã được đơn giản hóa rất nhiều trong các việc giao dịch với những người cầm quyền: đây là tiếng Latinh bình dân (Vulgar Latin). Trước khi tiếng Latinh bình dân có thể thống nhất hoàn toàn nhiều tiếng địa phương trong lãnh thổ của Đế quốc La Mã thì đế quốc này sụp đổ vào cuối thế kỷ thứ 5. Sự thống nhất “một nửa” này đã tạo ra một nhóm ngôn ngữ được dùng hiện nay tại Tây Âu – nhóm Rôman – mà trong đó tiếng Ý là một. Tiếng Ý, do đó, chịu ảnh hưởng không chỉ từ tiếng Latinh mà còn từ nhiều tiếng địa phương khác nữa.
Văn kiện tiếng Ý sớm nhất còn tồn tại là các mẫu đơn của vùng Benevento vào giữa thế kỷ thứ 10. Tuy nhiên, tất cả phải công nhận rằng tiếng Ý, như chúng ta biết hiện nay, chỉ thật sự ra đời sau khi Dante Alighieri viết tập thơ dài La Divina Commedia vào thế kỷ 14.
Phân loại và các ngôn ngữ liên hệ
Tiếng Ý được các nhà ngôn ngữ học xếp vào nhánh Ý-Dalmatia, một phân nhánh của nhánh Ý-Tây thuộc nhóm Rôman của hệ Ấn-Âu.
Các tiếng gần tiếng Ý nhất là tiếng Napoli, tiếng Sicilia và tiếng Ý-Do Thái. Sau đó là các ngôn ngữ tại miền bắc của Ý như các tiếng Liguri, Lombard, Piemont…. Xa thêm tí nữa là các tiếng Romana, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp.
Phân bổ địa lý
Tiếng Ý là ngôn ngữ chính thức tại các nơi sau đây: Ý, San Marino, Vatican, Thụy Sĩ và tại vài vùng của Croatia và Sloven. Các nước có một số người dùng tiếng Ý đáng kể là: Albania, Argentina, Brasil, Canada, Hoa Kỳ, Lục Xâm Bảo, Malta, Úc và Venezuela. Ngoài ra một vài thuộc địa cũ của Ý như Somalia, Lybia và Eritrea vẫn còn một số người nói tiếng Ý.
Hiện Italia có khoảng 76 trường ĐH, trong đó có 51 trường ĐH quốc lập phân bố trên toàn quốc. Các trường ĐH sẽ chứng nhận cho SV theo chương trình học đa dạng mà SV lựa chọn như GD phổ thông và GD bậc cao ở Italia đang trong thời kỳ thay đổi nhằm thoát khỏi sự quá tải của hệ thống.
Những thay đổi này không chỉ nhằm đưa nền GD Italia sánh cùng với các nước trong cộng đồng châu Âu mà còn tạo ra một hệ thống GD linh hoạt hơn cho HS nước này.
– Trường mẫu giáo dành cho trẻ em từ 3 đến 6 tuổi. Tuy các trường này không bắt buộc đối với tất cả HS nhưng nó được coi là bước đầu tiên trong hệ thống GD. Số trẻ em Italia học mẫu giáo đang tăng và hiện nay có khoảng 96% trẻ em từ độ tuổi 3-5 đang học tại các trường mẫu giáo quốc lập và dân lập. Trong thời gian này, GV có nhiệm vụ cải thiện các kỹ năng cho trẻ em về tính sáng tạo, giao tiếp xã hội, tính tự lập và phương pháp học tập. Mỗi trường mẫu giáo được chia làm 3 nhóm, trẻ em ở cùng độ tuổi với nhau sẽ được học cùng một nhóm và mỗi nhóm không được quá 25 em.
Do chính sách đổi mới, kể từ năm 2000, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn chương trình học và thời gian học cho con em mình.
– Bậc tiểu học (bắt buộc) dành cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Tuy nhiên, hệ thống GD Italia đang có sự cải cách và có thể độ tuổi học TH của HS là từ 6 đến 13 tuổi. Hoạt động của các trường TH quốc lập phải tuân theo các điều lệ chung và được áp dụng trên toàn quốc.
Tuy vậy, sự khác biệt giữa các trường lại được xác định bằng số HS, số lớp học và thời gian giảng dạy, ví dụ như modun dạy 27 giờ hoặc 30 giờ một tuần, hoặc thậm chí 40 giờ một tuần. Italia có cả trường TH quốc lập và dân lập.
Các môn học được dạy trong trường TH là: tiếng Italia, ngoại ngữ, toán, khoa học, lịch sử, địa lý, các môn xã hội, mỹ thuật, nhạc, thể dục, tôn giáo (đây là môn lựa chọn và các gia đình có quyền quyết định có đưa nó vào chương trình học cho con mình không). Cuối lớp 5, HS sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp TH (esami di licenza elementare) – kỳ thi gồm bài thi viết và thi vấn đáp – để đủ tiêu chuẩn tiếp tục học tại các trường THCS.
Trường trung học của Italia được chia thành trường THCS và THPT. Bậc THCS gồm các trường chia thành 4 lĩnh vực: cổ điển, khoa học, công nghệ kỹ thuật và nghệ thuật. Trung bình, thời gian giảng dạy cho HS ở đây là 30 giờ một tuần. Vào lớp cuối cấp THCS, HS sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp bao gồm 3 môn thi viết: tiếng Italia, Toán, một ngoại ngữ và một bài thi vấn đáp về nhiều môn học khác.
Sau khi tốt nghiệp THCS, HS sẽ được vào học ở bậc THPT, HS có thể tham dự chương trình học kéo dài 3, 4 hoặc 5 năm tuỳ theo ngành học mình lựa chọn. Tuy nhiên, ở bậc THPT này, chỉ có năm thứ nhất là bắt buộc đối với mọi HS. Hoặc một HS cũng được coi là hoàn thành chương trình phổ thông bắt buộc nếu HS đó đủ 15 tuổi và đã đi học được ít nhất 9 năm phổ thông.
Chương trình học của bậc THPT được chia làm 4 nhóm ngành: Ngành thứ nhất quan tâm tới các môn học cổ điển khoa học và sư phạm; ngành thứ hai về nghệ thuật; ngành thứ 3 là kỹ thuật và cuối cùng là học nghề. Sau khi vượt qua kỳ thi tốt nghiệp PTTH mang tên esame di stato bao gồm 3 bài thi viết và 1 bài thi vấn đáp, tất cả HS sẽ được nhận bằng tốt nghiệp.
Sau khi hoàn thành bậc PTTH, HS có thể lựa chọn các con đường sau:
– Tham dự các khoá học nghề: Các nơi trong cả nước đều tổ chức các khoá học nghề cho HS tốt nghiệp PTTH với mục đích giúp HS ứng dụng những gì đã học vào thực tế, theo yêu cầu của thị trường lao động. Kết thúc các khoá học, HS cũng phải qua các bài kiểm tra về những kỹ năng đã đạt được và nhận chứng chỉ để xin việc.
– Theo học tại các trường kỹ thuật: Các trường này thu nhận cả HS tốt nghiệp PTTH và những người lớn đang đi làm với mục đích đào tạo nghề một cách chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất, cung cấp nguồn nhân lực cho các công ty vừa và nhỏ. Sau khi hoàn thành chương trình học, học viên được nhận các tín chỉ có giá trị trên toàn quốc.
– Học tại các học viện: Đây thường là các học viện nghệ thuật như học viện âm nhạc, khiêu vũ… mỗi học viện có cấu trúc riêng theo chuyên ngành mà mình đào tạo.
– Vào đại học: Hiện Italia có khoảng 76 trường ĐH, trong đó có 51 trường ĐH quốc lập phân bố trên toàn quốc. Các trường ĐH sẽ chứng nhận cho SV theo chương trình học mà SV lựa chọn như: SV sau khi hoàn thành khoá học dài từ 2 đến 3 năm sẽ nhận được bằng Diploma Universitario. Đây là loại văn bằng bắt đầu được đưa ra năm 1990 với mục đích giúp các trường ĐH Italia theo kịp các khoá học ngắn hạn của cộng đồng chung châu Âu; Bằng Diploma di Laurea dành cho khoá học kéo dài từ 4 đến 6 năm; Bằng chuyên sâu Diplopma di Specialista cho khoá học kéo dài ít nhất 2 năm với mục đích đào tạo các chuyên gia cho các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu; Những nghiên cứu sinh lấy bằng tiến sĩ nghiên cứu ít nhất 3 năm sẽ nhận được bằng Dottorato di Ricerca.
Để có đủ điều kiện vào học ở các chương trình trên, SV phải đáp ứng được một số yêu cầu như vượt qua các kỳ thi và có những khả năng được các tổ chức uy tín công nhận.
Các trường ĐH ở Italia cung cấp các khoá học theo 5 lĩnh vực chính là: y tế; khoa học kỹ thuật; nhân văn; luật pháp, chính trị, khoa học xã hội, kinh tế và lĩnh vực xây dựng kiến trúc.